-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
5 bí kíp giúp hạn chế say xe cho hành khách khi đi đường dài
Viết bởi Linh Nguyễn
Thứ Fri,
16/05/2025
1. Thường xuyên vệ sinh, khử mùi khoang xe
Như đã nói ở phần trên, không gian nội thất ngột ngạt, bí bách là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng say xe.
Việc để xe bừa bộn, thiếu sạch sẽ, bốc mùi khó chịu dễ khiến người dùng muốn nôn ngay khi bước vào bên trong, nhiều trường hợp không chịu nổi mùi khó chịu trên xe mà nôn trước cả khi xe lăn bánh.
Do đó, việc thường xuyên dọn vệ sinh khoang xe, sử dụng những vật liệu tự nhiên để tạo ra một môi trường thông thoáng, thơm tho sẽ mang lại cho những người trên xe sự thoải mái, tinh thần minh mẫn, ngồi trên xe là tận hưởng cảm giác lái chứ không phải đang chịu cực hình.
2. Duy trì tốc độ ổn định, hạn chế tối đa phanh gấp
Đối với những người thể trạng yếu, sẵn bệnh nền hoặc chưa kịp thích nghi với môi trường mới, chỉ cần vài cú đạp ga, phanh gấp cũng khiến họ say xe.
Nên duy trì tốc độ ổn định, hạn chế tối đa việc tăng tốc, phóng nhanh.
Do vậy, hãy tạo điều kiện cho hành khách, người thân có thời gian làm quen với phương tiện đang di chuyển bằng cách duy trì tốc độ ổn định, hạn chế tối đa việc tăng tốc, phóng nhanh hoặc giảm tốc đột ngột. Nếu làm được điều này, bạn không chỉ giúp người ngồi bên trong hạn chế say xe mà còn giúp xe vận hành bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu.
Để làm được điều này, tài xế cần tập trung quan sát, duy trì khoảng cách an toàn vừa đủ với xe phía trước. Nhận diện sớm chướng ngại vật phía trước để điều chỉnh tốc độ giảm từ từ. Đối với xe số sàn, nên sử dụng số hợp lý, chuyển số nhịp nhàng theo nguyên tắc “côn ra, ga vào”.
3. Kỹ năng lấy lái, "vào cua" ở đoạn đường cong
Điều khiển xe trên những cung đường ngoằn ngoèo, hãy sử dụng kỹ năng để hạn chế việc đánh lái, giúp xe vận hành mượt mà hơn.
Khi vào cua trái, bạn nên điều khiển xe đi sát tim đường. Nếu cua phải, hãy bám nhiều về phía rìa đường nhằm tạo ra góc cua nhỏ nhất, mở rộng bán kính vòng cua, giảm lực ly tâm lên hành khách, hạn chế cảm giác say xe.
Dù trong hoàn cảnh nào thì điều quan trọng nhất là phải tuân thủ nguyên tắc an toàn giao thông, không lấn làn, đè vạch liền hoặc có những hành động gây nguy hiểm cho các phương tiện xung quanh.
4. Chọn chế độ lấy gió hợp lý
Việc điều chỉnh chế độ lấy gió trong hay gió ngoài đúng cách cũng làm giảm đáng kể tình trạng say xe. Nếu di chuyển ở ngoại thành, khu vực có không khí trong lành, nên dùng chế độ lấy gió ngoài để không khí bên trong được luân chuyển liên tục.
Nếu di chuyển trong nội đô, khu vực đông đúc, còi xe inh ỏi hoà với bụi đường thì nên ưu tiên chọn chế độ lấy gió trong, giúp ngăn mùi xăng dầu, khói bụi lọt vào khoang lái và giúp người trong xe hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại cho sức khỏe.
5. Chia khoảng nghỉ ngơi hợp lý khi đi đường dài
Bạn nên chủ động cân đối thời gian, quãng đường để tạo ra khoảng dừng chân hợp lý.
Nếu đi đường dài, đặc biệt là những chuyến đi chơi, du lịch trong dịp nghỉ lễ, Tết, bạn nên chủ động cân đối thời gian, quãng đường để tạo ra khoảng dừng chân hợp lý, cho phép hành khách trên xe được hít thở không khí trong lành hoăc giải quyết nhu cầu vệ sinh cá nhân.
Việc dừng xe nghỉ ngơi cần tuân thủ quy định giao thông, dừng đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị sẵn một số đồ dùng cần thiết để phục vụ hành khách như: đồ ăn nhẹ, nước sạch, giấy ăn, túi nilon,... bố trí những vật dụng này tại những vị trí thuận tiện.