'Bắt bệnh' vòng tua máy tăng giảm thất thường dù xe duy trì tốc độ ổn định

Viết bởi Linh Nguyễn
Thứ Tue,
23/01/2024

Vòng tua máy (ký hiệu là "RPM") là tổng số vòng quay của động cơ trong thời gian 1 phút. Tốc độ vòng tua máy được hiển thị tại cụm đồng hồ tốc độ dưới dạng đồng hồ kim truyền thống hoặc kỹ thuật số.

Khi xe đang chạy, vòng tua máy động cơ chỉ tăng giảm khi có sự tác động của người điều khiển. Cụ thể khi người lái nhấn bàn đạp ga để mở bướm ga thì vòng tua máy xe tăng và ngược lại.

Nếu bạn cho xe chạy với tốc độ không đổi, giữ chân ga ổn định mà vòng tua máy tăng giảm đột ngột thì cần phải nghĩ ngay đến những nguy cơ liên quan đến cỗ máy vận hành. Dưới đây là những nguyên nhân chính:

1. Rò rỉ chân không

'Bắt bệnh' vòng tua máy tăng giảm thất thường dù xe duy trì tốc độ ổn định

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng vòng tua máy tăng giảm bất thường là do rò rỉ chân không. "Bệnh" này bắt nguồn từ một luồng không khí "không được kiểm soát" được đưa vào cửa nạp của động cơ, tạo ra hỗn hợp nhiên liệu không đạt chuẩn khiến động cơ hoạt động không ổn định.

2. Cảm biến vị trí bướm ga gặp lỗi
Cảm biến vị trí bướm ga trên xe ô tô có nhiệm vụ đưa tới những tín hiệu phản hồi cho bộ điều khiển PCM của động cơ về vị trí cánh tiết lưu.

Xem thêm: Xe "lướt" đời cao tăng thanh khoản giai đoạn cuối năm

Nếu như tín hiệu phản hồi đó không có sự nhất quán sẽ khiến động cơ hoạt động bất ổn và ngay lập tức vòng tua máy của xe sẽ xảy ra những dao động bất thường.

3. Bộ phận đánh lửa bị hỏng
Khi hệ thống đánh lửa của động cơ không thể phân phối tia lửa đều và đủ thì việc tốc độ tua máy dao động lên xuống bất thường là điều dễ xảy ra.

Sự cố này thường bắt nguồn từ các nguyên nhân như bugi/dây cắm, bô-bin đánh lửa,... bị hỏng. Ngoài ra, lắp bộ chia điện bị hỏng cũng làm cản trở quá trình phân phối tia lửa. Những dòng xe cũ, xe sử dụng lâu năm dễ gặp hiện tượng này.

'Bắt bệnh' vòng tua máy tăng giảm thất thường dù xe duy trì tốc độ ổn định

Bô-bin là một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống đánh lửa.

4. Bộ cung cấp nhiên liệu bất ổn
Buồng đốt bên trong động cơ không nhận đủ lượng nhiên liệu khiến tốc độ quay của vòng tua máy không đều. Sự cố này chỉ xảy ra khi bộ lọc nhiên liệu bị tắc, bơm nhiên liệu bị hỏng hoặc xe gặp các sự cố về xi-lanh liên quan đến hỏng kim phun.

5. Lỗi cảm biến tốc độ động cơ
Hầu hết những xe sử dụng động cơ hiện đại đều sử dụng một cảm biến hoặc nhiều cảm biến tốc độ chuyên dụng. Trên ô tô thường có cảm biến trục cam và trục khuỷu của động cơ.

Khi cảm biến không hoạt động tốt, một loạt các triệu chứng kỳ lạ sẽ phát sinh dẫn đến vòng tua động cơ tăng, giảm thất thường.

6. Van IAC bị lỗi
Nếu vòng tua máy tăng đột ngột ngay cả khi xe đang hoạt động ở chế độ không tải thì ngoài những lỗi kể trên, bạn có thể nghĩ tới lỗi van điều khiển không khí ở chế độ không tải (IAC). Van điều khiển không khí chế độ không tải là bộ phận đảm nhiệm vai trò điều chỉnh lưu lượng nạp khi bướm ga của động cơ đóng lại.

Nếu bộ phận này bị muội than bám hay hư hỏng, van điều khiển không khí hoạt động không trơn tru, dẫn đến xuất hiện các mã lỗi P0505, P0506 và P0507 khi kiểm tra. Đây là những dấu hiệu cho thấy van IAC bị lỗi.

7. Lỗi hộp điều khiển hệ thống truyền động
Đôi khi một số đoạn mạch trên hộp điều khiển hệ thống truyền động PCM trên xe có thể bị hỏng, làm nảy sinh một số vấn đề liên quan đến khả năng lái và ảnh hướng đến tốc độ quay cũng như sự ổn định của vòng tua máy.

Nếu xe đang vận hành, phát hiện vòng tua máy có dao động bất thường, điều cần được bạn ưu tiên lúc này là đưa xe tới trung tâm dịch vụ sửa chữa ô tô đáng tin cậy để loại bỏ những nguy cơ gây hư hỏng động cơ và hạn chế tối đa chi phí phát sinh.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo