-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Các kỹ thuật lái xe ô tô chuyên nghiệp có thể cứu tính mạng của bạn!
Viết bởi Linh Nguyễn
Thứ Mon,
22/02/2021
1. Kỹ thuật phanh xe ô tô
Phanh theo ngưỡng: Bạn cần chủ động đạp phanh hết cỡ có thể nhưng đồng thời phải giữ sao cho xe không bị vượt qua giới hạn dẫn tới trượt bánh. Bạn chỉ nên thực hiện kỹ thuật này sau khi đã tập luyện nhiều lần trong điều kiện di chuyển tốc độ cao. Khi phanh theo ngưỡng, hãy chú ý độ rung của vô lăng, đó là dấu hiệu thông báo về lực phanh.
Phanh theo nhịp: Đây là kiểu phanh thông dụng, được sử dụng để dừng xe khi đang di chuyển ở tốc độ cao mà không gây ra rủi ro cho xe. Kiểu phanh này sẽ nhấp, nhả theo một nhịp độ đều đều với mục đích xe có thể dừng dần dần mà không bị bó cứng bánh. Ngay cả khi xe đã được trang bị ABS, bạn vẫn nên luyện tập kỹ thuật phanh này.
Rà phanh: Bạn vẫn giữ nguyên tốc độ di chuyển của xe và rà phanh khi xe bắt đầu vào cua, tuy nhiên chỉ rà bằng một lực vừa phải. Xe vừa có thể giữ tốc độ cao vừa giữ được lái cho đến khi đã thoát cua. Bạn chỉ có thể thuần thục thao tác phanh này nếu có sự luyện tập thường xuyên bởi người điều khiển xe phải có kỹ năng cảm nhận lực vừa đủ để rà phanh.
Giảm tốc kết hợp phanh và số: Sử dụng kỹ thuật phanh chuyên nghiệp này sẽ giúp bạn qua khúc cua rất nhanh, tuy nhiên nó lại khá khó với những người không quen di chuyển ở tốc độ cao. Đầu tiên, bạn cần nhấc chân phải ra khỏi chân ga sau đó nhấn vào bàn đạp phanh. Trước khi áp lực phanh bắt đầu có tác dụng, hãy đạp nhanh chân côn. Tay phải của bạn sẽ có nhiệm vụ đẩy cần số về số thấp, còn tay trái thì giữ trên vô lăng sao cho áp lực phanh vừa đủ. Ngay khi hoàn thành việc về số, bạn hãy nhẹ nhàng trượt mũi chân phải sang bàn đạp ga, chạm thật nhẹ và nhanh chóng để tốc độ giữa xe và động cơ được tương đồng. Nhả côn và đặt cả chân phải sang bàn đạp ga, chờ đúng thời điểm để tăng tốc khi ra khỏi khúc cua.
2. Kỹ thuật ôm cua chữ chi
Nắm bắt kỹ thuật ôm cua chữ chi hoặc ôm cua chữ chi đôi sẽ giúp bạn đổ đèo một cách nhanh chóng và an toàn trong trường hợp xảy ra sạt lở. Bên cạnh đó, kỹ thuật này cũng giúp bạn quay đầu xe thật nhanh gọn để thoát khỏi nguy hiểm gặp phải trên đường.
Để ôm cua chữ chi, hãy thực hiện các bước sau:
Phanh xe theo một đường thằng.
Trước khi rẽ hãy nhả phanh.
Rẽ thật nhẹ nhàng và khéo léo khi tới góc nhọn.
Tăng tốc để ra khỏi khúc cua nhanh chóng.
Kỹ thuật ôm cua chữ chi đôi cụ thể như sau:
Phanh theo đường thẳng.
Nhả phanh ngay trước khi rẽ.
Rẽ từ từ khi đến góc nhọn.
Khi thoát khỏi cua đầu tiên, không cần vội vàng mà để xe lấn qua làn đối diện một chút. Việc di chuyển quá nhanh sẽ khiến xe khó ôm cua thứ 2 hơn.
3.Kỹ thuật quay xe Bootleger
Kỹ thuật này giúp bạn có thể chuyển hướng xe 180 độ giữa hai làn xe mà không cần dừng lại. Các bước của kỹ thuật này bao gồm:
Nhanh chóng chuyển xe sang số thấp.
Quay vô lăng để chuyển sang hướng làn đường đối diện.
Đạp bàn đạp phanh.
Xe tiến vào làn đường đối diện và hoàn toàn chuyển hướng ngược lại.
Bạn có thể tăng ga về phía trước khi xe dừng lại hoàn toàn.
Kỹ thuật quay xe J-Turn:
Lùi xe.
Tăng tốc lên 24 – 32 km/h.
Cầm vô lăng ở vị trí 2h và 8h.
Nhanh chóng nhả ga và quay vô lăng.
Đánh nhanh vô lăng về hướng ngược lại. Xe quay đầu nhưng vẫn không bị mất kiểm soát.
4.Kỹ thuật đánh vô lăng
Đánh vô lăng đúng cách chắc chắn sẽ giúp bạn lái xe an toàn và hợp lý hơn. Kỹ thuật đánh vô lăng chéo tay khi rẽ phải:
Kéo vô lăng xuống bằng tay phải.
Thả tay phải ra và dùng tay trái đẩy vô lăng lên.
Giơ tay phải cao lên để chạm vào vô lăng, sau đó kéo xuống.
Lặp lại các thao tác trên.
Chú ý những nguy hiểm bất ngờ
Nguy hiểm bất ngờ thường rất dễ xảy ra khi điều khiển xe ô tô, vì vậy bạn phải có sự chú ý quan sát đoạn đường phía trước và xung quanh. Có rất nhiều tình huống mà bạn không thể lường trước được như động vật hoặc trẻ nhỏ băng qua đường, xe bất ngờ đổi hướng, xe từ ngõ băng ra. Nếu bạn có sự tập trung và quan sát tốt thì bạn có thể phòng tránh được. Một lưu ý quan trọng đó là những nơi có dân cư đông đúc, vị trí gần trường học thì sẽ có nhiều biển báo khác nhau, vì vậy mà bạn cũng cần chú ý để điều chỉnh tốc độ hợp lý và quan sát cẩn trọng hơn.
5. Để ý những xe ngược chiều khi vượt xe
Khi đang vượt xe, bạn sẽ cảm thấy khá bối rối và lo sợ nếu thấy có xe ô tô đi ngược chiều xe của mình. Trong trường hợp này, bạn cần nhất là phải giữ được sự bình tĩnh. Kỹ thuật lái xe ô tô chuẩn trong tình huống này là không đánh lái gấp và điều khiển xe đi đúng làn đường. Theo kinh nghiệm vượt xe an toàn, tuyệt đối không phóng nhanh vượt ẩu. Khi vượt cần quan sát khoảng cách phía trường có đủ điều kiện an toàn để vượt hay không.
6.Kỹ thuật lái xe đường trơn
Mặt đường sẽ trở nên trơn trượt sau những cơn mưa sẽ có thể khiến lốp bị giảm độ bám đường. Khi gặp đường trơn trượt, bạn nên di chuyển thật chậm để có thể tăng diện tích tiếp xúc của lốp xe đối với mặt đường.
Đối với những xe không được trang bị ABS thì tuyệt đối không đạp phanh gấp. Xe của bạn có thể sẽ rơi vào trạng thái bó cứng bánh, khiến xe dễ bị trơn trượt hơn, rất khó kiểm soát. Hãy đạp chân phanh một cách chậm rãi và điều khiển vô lăng xe theo đà trượt, giữ nguyên như vậy tới khi sự kiểm soát trở lại. Một trong những kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn nhất đó là đi theo vệt lốp của xe ô tô trước đó bởi vệt bánh giảm độ trơn trượt trên đường. Ngoài ra, bạn cũng nên bật thêm đèn cốt hoặc đèn sương mù để dễ quan sát đường và các phương tiện khác.