Học biển báo giao thông từ A – Z cho người mới bắt đầu

Viết bởi Linh Nguyễn
Thứ Wed,
10/01/2024

Hầu hết người tham gia giao thông hiện nay chưa hiểu được hết ý nghĩa của những loại biển báo giao thông đường bộ, một phần là do có quá nhiều loại và một phần do có một số biển báo có chứa những ký hiệu khó nhớ.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn học biển báo giao thông đường bộ đầy đủ và chi tiết nhất cũng như cung cấp các mẹo để có thể nhớ ý nghĩa của từng loại biển báo nhé.

Tìm hiểu khái niệm biển báo giao thông là gì?
Biển báo giao thông là các biển báo được bộ giao thông vận tải dựng tại những địa điểm ven đường nhằm cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông an toàn. Có thể nói, hệ thống biển báo giao thông là 1 trong số những những thành tựu sáng chế lớn nhất của con người, trường tồn qua mưa gió, thời gian đứng hiên ngang trên những tuyến đường, cao tốc, quốc lộ, … và có mặt trên cả đường bộ lẫn đường thủy.

Học biển báo giao thông từ A – Z cho người mới bắt đầu

Hệ thống biển báo giao thông có một vị trí khá quan trọng trong việc điều khiển mạng lưới  giao thông tại Việt Nam. Cùng với cảnh sát giao thông và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo tạo nên tính trật tự, an toàn, giúp những phương tiện tham gia giao thông được lưu thông, tránh ùn tắc và hạn chế tình trạng tai nạn

Tìm hiểu đặc điểm và cách nhận biết các nhóm biển báo giao thông
Tìm hiểu khái niệm biển báo giao thông là gì?

Những con đường vắng vẻ, khu vực đông dân cư đông xe cộ đi lại mà cảnh sát giao thông không thể túc trực thường xuyên để phân luồng thì những biển báo giao thông sẽ giúp cho đường phố Việt Nam đỡ ùn tắc, người tham gia giao thông được an toàn và tiết kiệm thời gian hơn.

Kiến thức về hệ thống biển báo giao thông còn là một phần không thể thiếu trong hệ thống kiến thức yêu cầu về luật giao thông khi học viên tham gia những khóa học lái xe hạng C, hạng B2,….

Tại sao chúng ta phải học biển báo giao thông?
Cùng với người điều khiển giao thông ( hay còn gọi là Cảnh sát giao thông) và hệ thống đèn tín hiệu giao thông, các biển báo giao thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Bạn sẽ nằm lòng những loại biển báo khi thi B2 để:

Hệ thống biển báo hiệu đường bộ bao gồm bao nhiêu nhóm chính?
Có mấy loại hay mấy nhóm biển báo giao thông hiện nay là câu hỏi của khá nhiều người, từ năm 2020 thì biển báo giao thông đường bộ đã được chia thành 5 nhóm chính dựa vào quy định trong Khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, bao gồm:

Biển báo nguy hiểm – cảnh báo cho người tham gia giao thông những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra
Biển báo cấm – biểu thị những điều cấm, người tham gia giao thông không được phép vi phạm
Biển hiệu lệnh – báo những hiệu lệnh người tham gia giao thông cần phải thi hành
Biển chỉ dẫn – chỉ dẫn hướng đi hoặc những điều người tham gia giao thông cần biết
Biển phụ – thuyết minh bổ sung cho những loại biển hiệu lệnh, biển báo cấm,  biển nguy hiểm và biển báo chỉ dẫn.
Biến Báo Nguy Hiểm
Biển báo nguy hiểm là nhóm biển cực kỳ quan trọng trong giao thông đường bộ mà người tham gia giao thông cần ghi nhớ, được nhận biết qua hình tam giác đều, có nền vàng, viền đỏ bên trên có hình vẽ màu đen để mô tả sự việc báo hiệu. Khi nhìn vào những biển báo này người đi đường sẽ cần phải chủ động phòng ngừa xử lý, phòng tránh những tai nạn xảy ra.

Biển báo nguy hiểm
Mục đích của biển báo nguy hiểm đó là cảnh báo trước về các nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy nên biển báo này không có tác dụng cấm, hay bắt buộc người điều khiển phương tiện cần phải thực hiện một hành động nào đó (như biển hiệu lệnh, hay biển báo cấm).

Học biển báo giao thông từ A – Z cho người mới bắt đầu

Biển Báo Cấm
Trong những loại biển báo giao thông đường bộ thì biến báo cấm được coi là biển quan trọng nhất, nếu bạn vi phạm sẽ bị phạt ngay. Nhận biết loại biển báo này khá dễ dàng qua các biển tròn nền trắng, viền màu đỏ tươi và bên trên hình là nội dung cấm dành cho những phương tiện cơ giới hoặc người đi bộ. Biển báo này có tác dụng thể hiện những điều cấm ví dụ như cấm đỗ, đường cấm, cấm vượt,..

Học biển báo giao thông từ A – Z cho người mới bắt đầu

Biển Báo Hiệu Lệnh
Tương tự, biển hiệu lệnh là nhóm biển báo cũng rất quan trọng khi tham gia giao thông đường bộ tại Việt Nam. Về ý nghĩa, nhóm biển báo hiệu lệnh này biểu thị những điều phải thi hành, điều này hoàn toàn  trái ngược với nhóm biển cấm (tức là cấm những điều không được thực hiện). Chúng sẽ đưa ra các hiệu lệnh mà người đi đường cần phải thực hiện ví dụ như đi vòng sang phải, phải đi thẳng, chạy nhanh hơn so tốc độ tối thiểu,…

Học biển báo giao thông từ A – Z cho người mới bắt đầu

Biển Báo Chỉ Dẫn
Biển chỉ dẫn là một trong những biển báo giao thông đường bộ có nhiệm vụ dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc những điều cần biết, có tác dụng thông báo cho người đi đường biết được các định hướng cần thiết và hữu ích khác, đảm bảo cho người đi đường được an toàn, thuận lợi nhất khi tham gia giao thông

Học biển báo giao thông từ A – Z cho người mới bắt đầu

Biển Báo Phụ
Biển bảo phụ sẽ có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, phần nền trắng, viền và hình vẽ có màu đen. Nếu như bạn để ý sẽ thấy các tấm biển báo giao thông chữ nhật treo phía dưới các biển cấm (tròn đỏ), hoặc bên dưới biển cảnh báo nguy hiểm (tam giác nền vàng). Có thể hiểu, đây là biển báo phụ được đặt bổ sung và kết hợp ý nghĩa cho những loại biển chính như biển hiệu lệnh,  biển báo nguy hiểm,biển cấm,…

Học biển báo giao thông từ A – Z cho người mới bắt đầu


Nhóm vạch kẻ đường
Đặc điểm: đây cũng là một loại biển báo giao thông đường bộ, là một dạng báo hiệu có tác dụng hướng dẫn, điều khiển hệ thống giao thông nhằm nâng cao an toàn cũng như khả năng thông xe. Vạch kẻ đường thường được chia làm 2 loại: vạch kẻ đường nằm ngang và vạch kẻ đường nằm đứng.

Học biển báo giao thông từ A – Z cho người mới bắt đầu

Các loại biển báo giao thông đường bộ Việt Nam và ý nghĩa
Tác dụng: loại biển báo giao thông này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với những đèn tín hiệu chỉ huy giao thông; loại biển báo hiệu đường bộ,  lái xe khi gặp kiểu báo hiệu này cần phải ngay lập tức chấp hành theo; trường hợp một số nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì lái xe sẽ phải ưu tiên tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo