-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trẻ em ngồi ghế sau quay mặt sẽ an toàn nhất khi xảy ra va chạm
Viết bởi Linh Nguyễn
Thứ Tue,
08/03/2022
Lâu nay, các bác sỹ vẫn khuyến cáo các bậc cha mẹ nên đặt trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi ngồi ở ghế quay mặt về phía sau càng lâu càng tốt, hoặc ít nhất là cho tới khi trẻ được 2 tuổi, hoặc khi trẻ có chiều cao và cân nặng không còn thoải mái khi ngồi ngược như vậy.
Nhìn chung, các chuyên gia đều nhất trí rằng đây là vị trí an toàn nhất cho các hành khách bé nhỏ. Nghiên cứu mới đây tập trung nhiều hơn vào hiệu quả đảm bảo an toàn cho trẻ em ngồi ở ghế quay mặt về phía sau trong trường hợp xảy ra va chạm từ phía sau và 2 bên hông xe.
Theo lưu ý của các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Kỹ sư xe hơi (SAE), va chạm từ phía sau xe rất hiếm và ít gây thiệt mạng hơn các loại tai nạn khác. Tuy nhiên, mối lo ngại khi ngồi hàng ghế sau trong trường hợp xe có va chạm từ phía sau là trẻ em có thể đập đầu vào mặt sau của ghế trước, gây thương tích đầu hoặc cổ.
Với nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một loạt các vụ va chạm xe từ phía sau trong phòng kỹ thuật bằng cách sử dụng 4 loại ghế xe hơi dành cho trẻ sơ sinh phổ biến tại Mỹ: ghế Evenflo Embrace, ghế Maxi Cosi Mico AP/Mico Max 30, ghế dành cho trẻ sơ sinh dành riêng cho hàng ghế sau và ghế chuyển đổi Diono Radian & Safety 1st.
Kỹ sư Julie Mansfield thuộc Trung tâm nghiên cứu chấn thương sinh học liên kết với Trung tâm Y tế Wexner, ĐH Ohio cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng những chiếc ghế quay mặt về phía sau bảo vệ các hình nộm thử nghiệm hiệu quả khi chịu tác động của một va chạm từ phía sau điển hình.”
Bà Mansfield cho biết thêm, những chiếc ghế quay mặt về phía sau đã hỗ trợ các hình nộm cỡ trẻ em trong suốt vụ tai nạn, có nhiệm vụ giữ thẳng đầu, cổ và cột sống. Rất nhiều tác động của vụ tai nạn được hấp thụ qua ghế dành cho trẻ em tương tác với ghế ngồi của xe hơi, từ đó làm giảm tác động vào cơ thể người ngồi, đặc biệt giúp ngăn ngừa thương tích cho họ.
“Thông qua các trường hợp thực tế trong cơ sở dữ liệu về các vụ tai nạn, chúng tôi nhận thấy ngồi ở ghế quay mặt về phía sau có tỷ lệ thương thật rất thấp. Nghiên cứu này giúp chúng tôi hiểu chính xác cách thức những chiếc ghế quay mặt về phía sau bị tác động khi có một vụ tai nạn do bị va chạm từ phía sau.”
Trong một va chạm từ phía trước, người ngồi bị kéo về phía trước của chiếc xe. Đối với trẻ em ngồi ở ghế quay mặt về phía sau trong trường hợp này, trẻ được đặt vào ghế xe và các tác động va chạm được chia đều trên toàn bộ bề mặt lưng trẻ.
Bà Mansfield nhấn mạnh: “Trong trường hợp xảy ra va chạm từ phía sau, chúng tôi hi vọng trẻ sẽ được “kéo” về phía sau của chúng theo nguyên tắc vật lý cơ bản. Khi trẻ ngồi ghế quay mặt về phía sau trong trường hợp này, ghế ngồi sẽ thực sự chống đỡ cho trẻ và tiếp tục hỗ trợ đầu và xương sống của trẻ.”
Bà Mansfield cho biết thêm, đôi khi những chiếc ghế xe quay lên vẫn có thể giữ trẻ an toàn trong trường hợp va chạm. Phần dưới cùng của ghế ngồi trẻ em cũng tương tác với chỗ ngồi của xe mà nó được lắp đặt, rất nhiều lực va chạm sẽ được hạn chế thông qua sự tương tác này. “Đồng nghĩa khi xảy ra va chạm sẽ hạn chế được lực tác động mạnh trực tiếp tới người ngồi, điều này rất có ý nghĩa trong việc giảm nguy cơ thương tích.”
Hạn chế của nghiên cứu này là các nhà nghiên cứu chỉ thử nghiệm tình huống va chạm với một loại xe. Kết quả thực tế có thể sẽ thay đổi với các loại xe hơi khác hoặc các loại ghế ngồi cho trẻ em khác với loại đã được sử dụng trong quá trình thử nghiệm va chạm.
Tuy nhiên, bà Kristy Arbogast – Giám đốc khoa học của Trung tâm nghiên cứu và phòng chống thương tích thuộc Bệnh viện Nhi ở Philadelphia vẫn khẳng định, những kết quả nghiên cứu này sẽ làm các bậc cha mẹ yên tâm rằng ghế ngồi quay mặt về phía sau có thể bảo vệ được trẻ em một cách hiệu quả trong trường hợp va chạm từ phía sau.